Di sản Stepan_Bandera

Liên Xô đã tích cực hoạt động để làm mất uy tín Bandera và tất cả các đảng phái dân tộc Ukraina khác của thời Chiến tranh thế giới thứ hai [42][43][44][45]. Trong một cuộc phỏng vấn của báo Nga Komsomolskaya Pravda năm 2005, cựu sếp trưởng KGB Vladimir Kryuchkov tuyên bố rằng "các vụ giết người với nhóm Stepan Bandera là một trong những trường hợp cuối cùng trước khi KGB xử lý người không mong muốn bằng phương tiện của bạo lực" [46].

Cuối năm 2006, chính quyền thành phố Lviv công bố dự kiến di chuyển các mộ của Stepan Bandera, Andriy Melnyk, Yevhen Konovalets và lãnh đạo chủ chốt khác của OUN/UPA đến một khu vực mới ở Nghĩa trang Lychakivskiy đặc biệt dành riêng cho các nạn nhân của cuộc đàn áp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Ukraina [47].

Tháng 10/2007, thành phố Lviv dựng lên bức tượng Bandera. Sự xuất hiện của bức tượng đã gây ra cuộc tranh luận sâu rộng về vai trò của Stepan Bandera và UPA trong lịch sử Ukraina. Hai bức tượng được dựng lên trước đó đã bị phá bỏ bởi thủ phạm chưa biết. Bức hiện nay đang được một đội dân quân bảo vệ 24/7.

Ngày 18/10/2007, Hội đồng thành phố Lviv đã thông qua nghị quyết lập ra "Giải thưởng Stepan Bandera" [48][49].

Ngày 01/01/2009 sinh nhật thứ 100 của ông đã được tổ chức ở nhiều trung tâm Ukraina [50][51][52][53][54], và một con tem bưu chính có chân dung của ông đã được ban hành cùng ngày [55].

Ngày 01/01/2014 sinh nhật thứ 105 của Bandera đã được tổ chức với một đám rước đuốc của 15.000 người ở trung tâm Kiev, còn tại Lviv hàng ngàn người tụ tập ở gần bức tượng của ông [56][57][58]. Cuộc diễu hành được hỗ trợ bởi đảng cực hữu Svoboda và một số thành viên Batkivshchyna trung hữu (Liên đoàn toàn Ukraina "Tổ Quốc") [59].

Phong Anh hùng Ukraina

Tượng đài Stepan Bandera ở Ternopil (Ternopol)

Nhân ngày Thống nhất Ukraina, ngày 22 tháng 1 năm 2010 Tổng thống Ukraina Viktor Yushchenko truy tặng danh hiệu Anh hùng Ukraina cho S. Bandera vì cống hiến "bảo vệ ý tưởng quốc gia và chiến đấu cho một nhà nước Ukraina độc lập" [60]. Một cháu trai của Bandera, cũng tên là Stepan, ngày hôm đó nhận phong tặng của Tổng thống trong buổi lễ nhà nước kỷ niệm ngày Thống nhất Ukraina tại Nhà hát Opera Quốc gia của Ukraina [60][61][62][63].

Sự kiện đã gây ra các phản ứng khác nhau. Phong tặng này đã bị Trung tâm Simon Wiesenthal[64]Hội Sinh viên người Pháp Do Thái[65] lên án. Cùng ngày nhiều phương tiện truyền thông Ukraina, chẳng hạn như tờ báo tiếng Nga Segodnya đăng tải bài báo nhắc đến trường hợp của Yevhen Berezniak, một cựu chiến binh Liên Xô người Ukraina thời Chiến tranh thế giới thứ hai được biết đến rộng rãi, xem xét từ bỏ danh hiệu Anh hùng Ukraina của mình [66]. Các đại diện một số tổ chức chống phát xít ở nước láng giềng Slovakia lên án phong tặng cho Bandera, gọi quyết định của Yushchenko là một sự khiêu khích, theo thông báo của RosBisnessConsulting thuộc Radio Praha [67].

Ngày 25/02/2010, Nghị viện châu Âu chỉ trích quyết định Tổng thống Ukraina trao cho Bandera danh hiệu Anh hùng Ukraina và bày tỏ hy vọng nó sẽ được xem xét lại [68]. Ngày 14/5/2010 Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố về phong tặng này, rằng "sự kiện này là rất ghê tởm mà nó không nghi ngờ có thể gây ra một phản ứng tiêu cực hàng đầu ở Ukraina", và rằng "...giải pháp loại này không đóng góp vào việc củng cố của dư luận Ukraina" [69].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Stepan_Bandera http://www.aljazeera.com/indepth/features/2014/04/... http://www.appeal-democrat.com/news/regional_news/... http://www.bbc.com/news/world-europe-30655184 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/612921/U... http://www.economist.com/blogs/easternapproaches/2... http://www.encyclopediaofukraine.com/pages/B/A/Ban... http://www.europarussia.com/posts/778 http://www.infoukes.com/history/ww2/page-08.html http://www.kyivpost.com/content/ukraine/mp-euromai... http://www.kyivpost.com/news/nation/detail/57781/